Producer.com.vn
  • Trang chủ
  • Kịch bản
  • Sản xuất
  • Đạo diễn
  • Điện ảnh 247
  • Hậu trường
  • Tư Vấn
  • Dịch vụ
    • Làm phim
      • Làm video quảng cáo
      • Công ty sản xuất TVC
      • Làm phim doanh nghiệp
      • Công ty làm phim quảng cáo
      • Phim đám cưới
      • Làm phim hoạt hình
      • Phim giới thiệu sản phẩm
    • Quay phim
      • Quay phim quảng cáo
      • Quay flycam
      • Quay phóng sự cưới
      • Quay phim kỷ yếu
      • Quay phim bài giảng
      • Báo giá quay phim
      • Quay video sản phẩm
    • Dựng phim
      • Thu âm
      • Dựng phim cưới
      • Dựng video ca nhạc
      • Chèn sub video
      • Làm video intro
      • Lồng tiếng
      • Viết kịch bản
    • Video Marketing
      • Phần mềm chỉnh sửa video
      • Video bán hàng
      • Quay video màn hình
      • Quảng cáo youtube
      • Tạo video từ ảnh
      • Cách làm video tik tok
      • Cách làm youtube
      • Tải video
      • Cắt video
      • Ghi âm cuộc gọi
      • Phần mềm thu âm
      • Phần mềm làm video
  • Blog
  • Liên hệ
    • Giải pháp quảng cáo
    • Nguyên tắc biên tập
    • Chính sách quảng cáo
    • Quy trình làm việc
Producer.com.vnProducer.com.vn
Aa
Search
Follow US
Blog

Kỹ thuật quay phim cho người mới bắt đầu

By admin January 4, 2023 6 Min Read
Share
Silhouette of photographer taking a picture in sunset
SHARE

Bạn là một “newbie” trong lĩnh vực quay phim chuyên nghiệp? Bạn cảm thấy bối rối và không biết bắt đầu từ đâu để cho ra mắt những thước phim như mong muốn? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những kỹ thuật quay phim cơ bản cho người mới bắt đầu. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về việc quay phim. Kỹ thuật quay phim cơ bản dành cho người mới bắt đầu.

Contents
1. Cầm chắc máy2. Các kiểu quay khi cầm máy trên tay3. Cân nhắc góc quay khi sử dụng chân máy4. Không quay quá “tham”5. Quay tắc quay đối tượng di chuyển6. Lên kịch bản

1. Cầm chắc máy

Đây có lẽ là nguyên tắc cơ bản nhất trong số các nguyên tắc cơ bản khi bạn muốn quay phim hay chụp hình. Bạn hãy luôn cầm thật chắc máy trên tay để tránh tình trạng bị rung, nhòe hình ảnh, thậm chí nếu bạn làm rung quá mạnh có thể gây nhức mắt người xem. Nếu bạn chưa có các kỹ năng quay phim chuyên nghiệp để giữ máy cố định, hãy sử dụng một số công cụ hỗ trợ như chân máy nhé!

2. Các kiểu quay khi cầm máy trên tay

Khi bạn cầm máy quay trên tân, thuongf thường sẽ có 4 góc độ để quay phim thông dụng là quay vừa tầm mắt (đặt máy quay ở trước mặt và quay đối tượng trực tiếp theo chiều ngang); hạ thấp máy xuống từ đầu gối cho đến eo để tăng chiều cao cho đối tượng được quay hoặc có thể quay từ trên cao xuống để giúp khung hình độc đáo hơn và sáng tạo hơn. Đối với trường hợp quay phim trẻ em, bạn có thể ngồi xuống và sử dụng góc máy ngang tầm mắt.

Tất nhiên, bạn cũng có thể phối hợp hài hòa các thao tác di chuyển máy từ dưới lên cao dần hoặc ngược lại, nhưng nếu muốn cố định một vị trí đặt máy thì chỉ nên chọn 1 trong 4 vị trị trên.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về phim phóng sự cưới là gì tại đây.

3. Cân nhắc góc quay khi sử dụng chân máy

Khác với việc cầm thiết bị trên tay, khi sử dụng chân máy thì các góc quay sẽ không còn linh hoạt nữa. Do đó, bạn phải chú ý xác định cụ thể tọa độ của đối tượng để thiết lập chiều cao và vị trí của chân máy cho phù hợp.

4. Không quay quá “tham”

“Tham” ở đây là việc quay toàn bộ mọi thứ trong tầm nhìn của ống kính. Nếu quay như vậy, các khung hình sẽ chứa rất nhiều đối tượng khác nhau và gây loãng khi xem. Thay vì vậy, bạn hãy tập trung vào chính xác đối tượng chính, như một người, một nhóm người hay một chiếc xe, ngôi nhà…

ky-thuat-quay-phim-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau 1

Lưu ý, khi quay người thì bạn không được quay vô tội vạ, dủ là kỹ thuật quay phim bằng điện thoại hay quay phim bằng máy quay chuyên dụng, bạn hãy quay theo nguyên tắc toàn thân, từ đầu gối, eo hoặc ngực trở lên, thậm chí cũng có thể quay cận mặt (khung hình sẽ chỉ hiển thị đầy đủ khuôn mặt của đối tượng) hoặc cận mặt hơn nữa, tức từ mũi trở lên.

Nói như vậy không có nghĩa phải bỏ qua những khung cảnh rộng lớn. Nhiệm vụ của bạn là hãy hạn chế quay quá nhiều khung cảnh rộng như vậy. Trong một số trường hợp, hãy thực hiện thao tác quay toàn cảnh, rồi “zoom” từ từ lại đối tượng chính hoặc thu lại một không gian nhỏ hơn. Bạn có thể tham khảo thêm kỹ thuật quay phim cưới tại đây.

5. Quay tắc quay đối tượng di chuyển

Khi quay đối tượng đang di chuyển theo hướng vuông góc hoặc chếch một một góc so với máy quay, bạn không nên đặt đối tượng vào ngay chính giữa khung hình, mà hãy để đối tượng sát cạnh trái hoặc cạnh phải hơn, tất nhiên phía trước phần mặt nên có khoảng không nhiều hơn so với sau lưng.

ky-thuat-quay-phim-co-ban-cho-nguoi-moi-bat-dau 2

Ngược lại, ở trường hợp đối tượng đi thẳng về phía máy quay thì bạn có thể đặt đối tượng vào trung tâm bức hình.

6. Lên kịch bản

Để đoạn phim đẹp, không chỉ cần kỹ thuật quay mà còn cần phải có một kịch bản cụ thể. Đối với các dịch vụ quay phim, họ thường rất quan tâm đến kịch bản. Kịch bản không đòi hỏi phải quay xuyên suốt, mà bạn có thể chia ra làm các đoạn nhỏ, song hãy cố gắng logic chúng lại với nhau để không phải lúng túng khi quay.

Share This Article
Facebook Twitter Copy Link Print

You Might Also Like

Blog

Ý tưởng quay quảng cáo nước ngọt dễ làm

By admin 2 Min Read
Blog

Làm sao để trở thành một Producer chuyên nghiệp

By admin 5 Min Read
Blog

Dịch vụ quay phim kỷ yếu đẹp, giá rẻ

By admin 10 Min Read

Theo dõi chúng tôi

[mc4wp_form]

Our website stores cookies on your computer. They allow us to remember you and help personalize your experience with our site..
Read our privacy policy for more information.

Quick Links

About US

Socials

Follow US
Welcome Back!

Sign in to your account

Lost your password?